Giày bảo hộ lao động luôn là thiết bị an toàn không thể thay thế trong bất kể môi trường làm việc nào dù đó là trong phòng hóa chất, sản xuất các linh kiện điện tử, công trường xây dựng, cơ khí. Mỗi người lao động cần hiểu rõ được rằng việc tập thói quen luôn mang giày bảo hộ, giúp họ có thể hạn chế được tối đa các tổn thương nghiêm trọng trọng quá trình làm việc, đảm bảo an toàn cho đôi chân luôn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mua cũng như sử dụng sản phẩm một số người lao động còn khá thơ ơ về các tiêu chuẩn dẫn đến mua sai, sử dụng không đúng gây nên những nguy hiểm mà không ai có thể lường trước được, đồng thời gây lãng phí tiền bạc.
Mỗi chúng ta phải biết rằng tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động đóng một vai trò rất quan trọng đối với những dân công trường nào đang trong quá trình tìm kiếm một thiết bị bảo hộ cao cấp đảm bảo chất lượng cao. Bởi tiêu chuẩn hay thông số kỹ thuật của giày bảo hộ cũng phản ánh một phần nào được những tính năng vượt trội của sản phẩm, cũng như khả năng đảm bảo tính an toàn trong quá trình làm việc hay khi có sự cố bất ngờ xảy ra, giúp người lao động có thể tự tin sử dụng, mà không còn cảm giác e ngại nữa.
Việc người lao động hiểu rõ được những tiêu chuẩn giày bảo hộ sẽ giúp họ có thể lựa chọn được những sản phẩm như móng muốn, phù hợp với điều kiện cũng như với môi trường làm việc của mình.
Tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động EN 20345
Có lẽ EN 20345 là một trong những tiêu chuẩn về giày bảo hộ mà chúng ta nhìn thấy nhiều nhất, và cũng được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên không mấy ai tìm hiểu xem ý nghĩa thực sự của nó là gì. EN 20345 chính là tiêu chuẩn của châu Âu đối với giày bảo hộ.Chính vì thế, những đôi giày bảo hộ nào trên thị trường sở hữu tiêu chuẩn EN 20345 này đều có ý nghĩa đó là có khả năng chống đâm xuyên, dập ngón, chống các ảnh hưởng do nhiệt gây nên, chống trơn trượt hay những nguy hại trong quá trình làm việc.
Một số kí hiệu trong tiêu chuẩn giày bảo hộ
Ngoài ra, khi mua giày bảo hộ lao động bạn cần lưu ý những ký hiệu sau, giúp bạn hiểu rõ được đôi giày của mình đang sở hữu những tính năng như thế nào, có thích hợp với môi trường làm việc hay không. Sau đây là danh sách các phân loại dựa trên tính năng của giày bảo hộ:
- SB : mũi chống dập ngón + đế chống trượt (SRA + SRB hoặc SRC)
- S1: các tính năng của SB + chống tĩnh điện + đế chống dầu + gót hấp thụ xóc
- S2: các tính năng của S1 + chống thấm nước
- S3: các tính năng của S2 + lót chống đâm xuyên (P)
Và bên dưới là phân loại dành cho ủng bảo hộ:
- S4: chống tĩnh điện + đế chống dầu + gót hấp thụ xóc + mũi chống dập ngón + chống thấm nước 100%
- S5: các tính năng của S4 + lót chống đâm xuyên (P)
Ủng bảo hộ cấp S4 và S5 có khả năng chống thấm 100%. Giày cấp S2 và S3 bằng da thật và được test ngăn thấm nước tối thiểu 60 phút.
Một số ký hiệu khác:
- SRA: Đạt chứng nhận test qua bề mặt gạch men với dung dịch sodium lauryl sulphate.
- SRB: Đạt chứng nhận test qua bề mặt thép với glycerol.
- SRC: bao gồm SRA và SRB
- P: đế chịu lực đâm xuyên đến 1100N
- E: sở hữu khả năng giảm chấn hiệu quả ở khu vực gót chân
- AN bảo vệ mắt cá chân
- HRO có trang bị phần đế chịu nhiể 300 độ C tối thiểu 60 giây
- C : Mức độ chống dẫn điện
- A : chống tĩnh điện
- CI : cách nhiệt độ thấp
- HI : cách nhiệt độ cao
- WR : chống thấm nước
- M : bảo vệ mu bàn chân
- AN : bảo vệ mắt cá chân
- WRU : thân giày chống thấm nước
- CR : thân giày chống cắt
- FO : chống thấm xăng dầu
Mong qua bài viết trên, mỗi người lao động đã phần nào đã trang bị an toàn lao động cho mình những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn giày bảo hộ để luôn tìm kiếm và chọn lựa được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu làm việc của mình.